Kinh nghiệm chọn sử dụng màn sáo che mưa nắng cho chị em

Rất nhiều chị em hay các mẹ gặp khó khăn khi sử dụng các loại rèm cửa nói chung và màn sáo nói riêng. Vì sao lại vậy, màn sáo được làm từ nhiều nguyên liệu các nhau, có thể được làm từ tầm vông, ruột cọ, gỗ, nhôm, nhựa... do đó việc sử dụng các loại màn sáo cũng gặp khó khăn cho chị em.

Trong bài chia sẻ này, Rèm Minh Đăng sẽ chia sẻ cùng các chị em kinh nghiệm sử dụng màn sáo che mưa nắng một cách hiệu quả nhất.
Hiện trên thị trường nói chung và công ty Rèm cửa Minh Đăng nói riêng đang cung cấp hai loại màn sáo chủ yếu là màn sáo trong nhà và màn sáo ngoài trời.
- Màn sáo treo trong nhà: 
Màn sáo trong nhà được treo ở khu vực phòng khách, cửa sổ... thường là màn sáo dạng ngang và đứng.
   + Màn sáo ngang được làm bằng gỗ thông hay lá nhôm do các cơ sở trong nước sản xuất, có gắn ròng rọc để xoay nghiêng hoặc xoay ngang, điều tiết ánh sáng và gió. Sáo gỗ thông đẹp và giá cao, sáo nhôm thì dẫn nhiệt làm tăng sức nóng và thường phát ra âm thanh lúc gió va đập. Cả hai loại này ít được người tiêu dùng chọn.
   +  Màn sáo đứng được làm bằng nhựa (giả gỗ, giả ống trúc và dạng lá), ruột cọ, ống trúc, cật tre, tầm vông, vải. Thông dụng nhất là màn sáo vải có xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Australia. Bề mặt vải tráng nhựa polyester để bảo vệ. Có loại cản sáng hoặc truyền sáng (ánh sáng xuyên qua được). Màn vải vẽ hoa văn, hoạ tiết thủ công hoặc in phun. Có thể xoay các lá vải để đón nắng gió. Tuổi thọ trung bình của sáo vải này là 3-5 năm. Muốn giữ dây kéo sáo lâu đứt, bộ chuyển động màn không bị kẹt bi thì phải kéo cả hai tay, tay này rút dây vòng này thì tay kia nên nâng vòng dây kia lên để dây kéo không bị siết gấp.
  Nhược điểm của những loại màn này là khó mở lá vải ra để giặt, do bộ phận chuyển động của chúng cấu tạo khá phức tạp không các loại rèm cửa gia đình khác. Cho nên nhiều người đã xài phải nhờ đến dịch vụ giặt thuê, định kỳ một năm/lần.

- Màn sáo ngoài trời:
Các loại sáo kết ngang thường treo ngoài hiên, ban công, cửa sổ ngôi nhà. Chúng được làm từ tre, tầm vông, cọ, ruột cọ, gỗ tạp như mít, bạch đàn, gỗ dầu hay bằng nhựa. Trừ nhựa, các loại vật liệu đó được xẻ nhỏ, tẩm hoá chất chống mối mọt và kết thành tấm. Trên tấm sáo gắn ròng rọc để cuốn hay buông dễ dàng. Tuổi thọ trung bình từ 1 đến3 năm, tuy nhiên loại được kết bằng kẽm mau hỏng hơn loại kết bằng cước, dây vì dễ gỉ sét do thường tiếp xúc với nắng, mưa. Các loại sáo nhựa thì nhẹ, song chừng một năm đã phai màu.
Các loại sáo bằng gỗ tạp đã khử mối mọt có độ bền hơn, sử dụng được 2-3 năm, nhưng nặng và dễ bị cong, vênh. Ông Võ Văn Toàn, phường 3, quận10, TP HCM đã sử dụng hai "xác" sáo, cho biết, ông mua loại chưa sơn phết để lựa được tấm mành tre hay tầm vông già. Theo ông, tre nổi sớ đen, vỏ màu vàng cam là tre già; nếu tìm không thấy, có thể đặt hàng, giá cao hơn chừng 5.000-10.000 đồng/m2 "nhưng xài được ba bốn mùa nắng mưa". Hàng bằng tre, nứa, tầm vông, cọ có duyên hơn trong không gian có mảng xanh.

Trên đây là một số kinh nghiệm chọn và sử dụng màn sáo mà chúng tôi đã chia sẻ với chị em cùng với những người dùng thực tế chia sẻ kinh nghiệm sử dụng màn sáo để che mưa, che nắng cho ngôi nhà. Hy vọng sẽ có ích với các chị em khi sử dụng màn sáo.

About Unknown

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn để rèm cửa Minh Đăng ngày một phát triển hơn nữa.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét